ĐỒ MẶC NHÀ PIJAMA LỤA MANGO THIẾT KẾ QUẦN ĐÙI
Béo thì giấu bụng, gầy thì tôn dáng Đồ mặc nhà pijama lụa mango thiết kế tay ngắn quần dài freesize từ 42-58kg...
BỘ DA ĐẸP TÓC ĐEN, DƯỠNG SÁNG DA MẶT WONMOM
Bộ da đẹp tóc đen, dưỡng sáng da mặt, kích thích mọc tóc suôn mượt Wonmom là bộ sản phẩm bao gồm 2 sản phẩm...
SET ĐỒ BỘ NỮ MẶC NHÀ THIẾT KẾ GEMMI FASHION
Với thiết kế đơn giản và bảng màu đa dạng, bộ da cá cotton cao cấp là gợi ý hoàn hảo cho set đồ đôi khi mùa đông...
ÁO COTTON HỒNG ĐỖ CROPTOP IN HOA AP222P52
Sản phẩm được làm từ chất liệu cotton với nhiều ưu điểm: khả năng thấm hút tuyệt vời, an toàn với làn da, đặc biệt...

Pháp luật mới quy định về con dấu như thế nào?

Discussion in 'Rao vặt tổng hợp' started by Xoanvpccnh165, Jul 26, 2024.

  1. Xoanvpccnh165

    Xoanvpccnh165 Member

    Luật Doanh nghiệp 2020 ra đời là một cuộc cách mạng thay đổi tư duy về con dấu vốn đã ăn sâu vào tiềm thức bao thế hệ doanh nghiệp. Con dấu công ty không còn “quyền uy pháp lý” tuyệt đối như nhiều người vẫn nghĩ lâu nay.

    Pháp luật mới quy định về con dấu như thế nào kể từ ngày 1/1/2021?

    1. Doanh nghiệp quyết định về số lượng con dấu.

    • Doanh nghiệp có thể có nhiều con dấu chứ không phải chỉ một con dấu như trước đây.
    • Tất cả những con dấu của doanh nghiệp phải giống nhau về hình thức và nội dung.
    2. Doanh nghiệp quyết định hình thức của con dấu.
    • Doanh nghiệp có thể chọn hình thức cho con dấu:
    • Hình dáng: Con dấu có thể có hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, hình thang, hình thoi, hình elip hay các hình đa giác khác. Con dấu có thể có hình hoa, hình bướm, hình cá, hình chim tuỳ ý.
    • Màu sắc: Con dấu có thể sử dụng bất kỳ màu mực gì: Xanh, đỏ, tím, vàng, cam, đen hay màu tím cho lãng mạn cũng được.
    • Kích thước: Con dấu có thể nhỏ bằng cái nắp chai bia hay to bằng cái bát đều được.
    • Những thủ tục đăng ký con dấu mới và làm lại con dấu cũ

    [​IMG]


    3. Doanh nghiệp quyết định về nội dung con dấu:

    • Doanh nghiệp hoàn toàn có quyền quyết định nội dung của con dấu, không yêu cầu bắt buộc có hai thông tin là Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp như trước đây.
    • Doanh nghiệp có thể thêm vào con dấu các nội dung như logo, slogan hay những nội dung khác
    4. Quyết định về việc quản lý và sử dụng con dấu:
    • Doanh nghiệp tự quyết định về việc quản lý và sử dụng con dấu không chịu sự quản lý của cơ quan công an như trước đây.
    • Con dấu được lưu giữ ở đâu, đóng vào chỗ nào, đóng dấu ra sao tuỳ doanh nghiệp quyết định.
    • Con dấu một biểu tượng giá trị được công nhận trong giấy tờ pháp lý
    5. Quy định sử dụng con dấu công ty cổ phần tự sản xuất có được không?
    • Nếu khéo tay, doanh nghiệp có thể tự khắc con dấu cho mình hoặc thuê đơn vị khắc dấu thực hiện.
    6. Thông báo mẫu con dấu:

    Hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định trước khi thành lập công ty có nghĩa vụ thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng kí kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

    Do đó, doanh nghiệp có thể hoàn toàn sử dụng con dấu mà không cần phải thực hiện thêm thủ tục nào khác.


    7. Con dấu được làm trước ngày 1/7/2015
    • Theo quy định sử dụng con dấu công ty >>> Những con dấu được làm trước ngày 1/7/2015 vẫn được tiếp tục sử dụng mà không cần phải làm bất kỳ thủ tục nào.
    8. Thay đổi mẫu con dấu, mất con dấu
    • Muốn thay con dấu mới, hoặc bị mất con dấu, doanh nghiệp tự làm con dấu hoặc đặt làm con dấu theo quy định nêu trên mà không cần thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp như quy định trước đây.
    [​IMG]

    9. Sử dụng con dấu trong giao dịch.
    • Từ ngày 01/01/2021, hai bên trong giao dịch sẽ không được thỏa thuận về việc sử dụng con dấu mà chỉ được sử dụng con dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
    • Trong các biểu mẫu hồ sơ đăng ký kinh doanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành không quy định doanh nghiệp phải đóng dấu.
    • Vẫn chưa tìm ra văn bản quy phạm pháp luật nào buộc doanh nghiệp phải đóng dấu vào văn bản do mình phát hành hoặc tham gia ký kết (Ngoại trừ thông tư 04/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ, nhưng thông tư này dành cho các cơ quan nhà nước). Do đó, trong giao dịch có con dấu cũng được mà không có cũng không sao. Tuy nhiên, thói quen sử dụng con dấu trong giao dịch cũng không thể bỏ được.
    Những doanh nghiệp nào không được điều chỉnh bởi quy định về con dấu của Luật doanh nghiệp:
    • Tổ chức, đơn vị được thành lập theo các luật sau đây không áp dụng quy định về con dấu trong Luật doanh nghiệp mà thực hiện theo Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu:
    • a) Luật Công chứng;
    • b) Luật Luật sư;
    • c) Luật Giám định tư pháp;
    • d) Luật Kinh doanh bảo hiểm;
    • đ) Luật Chứng khoán;
    • e) Luật Hợp tác xã.
    Lưu ý: Với quy định này thì con dấu của ngân hàng được quy định theo Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có ngân hàng nào dám thực hiện quy định mới này. Đây cũng là sai sót của Chính phủ khi ban hành nghị định 96/2015/NĐ-CP

    10. Công nhận chữ ký số là dấu của doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp năm 2020 ghi nhận dấu của doanh nghiệp tồn tại dưới 02 hình thức bao gồm:

    - Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu;- Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.(Chữ ký số đã được Nghị định 130/2018/NĐ-CP giải thích khái niệm. Theo đó có thể hiểu đơn giản, chữ kí số là một dạng chữ ký điện tử được mã hóa các dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp dùng để ký thay cho chữ kí trên các loại văn bản và tài liệu số thực hiện trong các giao dịch điện tử qua mạng internet.)

    Như vậy, trên đây là thông tin về vấn đề : Pháp luật mới quy định về con dấu như thế nào? Ngoài ra, nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến dịch vụ công chứng, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:



    MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

    Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội


    Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

    Email: [email protected]

     

Share This Page